Mẹ bầu thường rất dễ bị cảm vì lúc này hệ miễn dịch khá yếu nhất là khi không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Cảm là tình trạng hắt hơi, sổ mũi sau đó kéo theo đau họng, viêm họng kéo dài. Vậy bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm không?
Viêm họng là gì?
Viêm họng là một bệnh lý phổ biến của đường hô hấp do virus gây ra, khiến họng bị viêm và sưng nề. Viêm họng làm họng đau, khó chịu khi nuốt, khàn tiếng, ho và khó thở.
Các dấu hiệu bị viêm họng ở bà bầu
Khi bị viêm họng, mẹ bầu thường sẽ có những biểu hiện cụ thể sau:
- Đau họng;
- Khó nuốt;
- Ho, khàn tiếng;
- Sốt, cơ thể bị ớn lạnh;
- Mệt mỏi kéo dài;
- Cổ họng bị sưng to;
- Nhức mỏi hàm;
- Sổ mũi, nghẹt mũi.
Các nguyên nhân gây viêm họng ở bà bầu
Bà bầu thường bị viêm họng trong 3 tháng đầu thai kì vì đây là giai đoạn đầu mang thai cơ thể còn yếu do có nhiều biến đổi, dễ mắc bệnh. Các nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng ở bà bầu là:
- Suy giảm hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch suy giảm trong quá trình mang thai khiến các virus dễ tấn công, làm tăng nguy cơ bị viêm họng.
- Thay đổi thời tiết: Biến đổi thời tiết làm cơ thể dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Sự thay đổi về nội tiết: Rối loạn nội tiết tố trong thời gian mang thai khiến bà bầu dễ mắc các bệnh lây nhiễm.
- Dị ứng: Bà bầu có thể bị viêm họng do dị ứng với các chất gây kích ứng trong môi trường như bụi bẩn trong không khí, ô nhiễm do chất thải xe máy, nhà máy, lông của chó mèo, phấn hoa.
Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm không, có ảnh hưởng thai nhi?
Viêm họng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nhưng tùy vào từng mức độ và giai đoạn mang bầu.
Viêm họng ở 3 tháng đầu thai kì
Bà bầu viêm họng vào 3 tháng đầu thai kì có thể gây ra nhiều phiền toái và khó chịu. Trong giai đoạn này, thai nhi đang phát triển rất nhanh chóng, do đó sức khỏe của bà bầu dễ bị giảm sút.
Tuy nhiên, viêm họng không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Lúc này cơ thể không thể tự kháng bệnh. Nếu tự uống thuốc điều trị bệnh thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng cho thai nhi. Bà bầu bị viêm họng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách trong 3 tháng đầu thai kì.
Viêm họng ở 3 tháng cuối thai kì
Ba tháng cuối thai kì là giai đoạn quan trọng, nếu bị viêm họng có thể gây ảnh hưởng để quá trình chuyển dạ, gây rối loạn hệ hô hấp, kéo dài quá trình mang thai. Bà bầu bị viêm họng nặng và kéo dài có thể gây ra một số vấn đề khác như sốt, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm họng cũng có thể lan ra các vị trí khác trong hệ hô hấp và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.
Cách điều trị viêm họng ở bà bầu
Điều trị viêm họng ở bà bầu cần được thực hiện cẩn thận và đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được sử dụng để giảm các triệu chứng viêm họng ở bà bầu:
- Uống nhiều nước: Mục đích là để niêm mạc ở họng không bị khô, giảm đau rát.
- Uống nước chanh gừng mật ong: Làm dịu cổ họng sưng viêm, làm ấm người.
- Súc miệng bằng nước muối: Làm giảm tình trạng sưng viêm, giảm bớt những cơn đau họng.
- Bổ sung các nhóm vitamin A, C: Ăn uống các loại trái cây như dứa, kiwi, dâu, nho để cung cấp thêm nguồn vitamin C tự nhiên cho cơ thể làm tăng sức đề kháng.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh khi chưa có ý kiến bác sĩ.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng: Đồ cay nóng có thể làm tổn thương cổ họng gây đau rát nặng hơn.
- Theo dõi tình trạng bệnh nếu diễn biến nặng hơn cần nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp kịp thời.
Như vậy, qua bài viết các mẹ đã biết được bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm không và những cách điều trị hợp lý trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, bà bầu có sức đề kháng sức yếu, nên cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thăm khám ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt không nên đi đến các nơi đông người để tránh nhiễm bệnh gây ảnh hưởng đến thai kì và sức khỏe thai nhi.